Sự Cố Cáp Biển AAG – APG – Hoàn Tất Sửa Chữa Vào Ngày 2/6

Có Ảnh Hưởng Khi Sự Cố Cáp Biển AAG – APG?

Hai trong số các tuyến cáp biển mà cả nước đang sử dụng là APG và AAG bị sự cố đồng thời vào 18h30 tối ngày 14/05/2020 khiến kết nối quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đơn cử là việc truy cập các dịch vụ như Facebook, Gmail, YouTube… khi truy cập vào sẽ cảm thấy rõ rệt sự khó khăn.

Có Ảnh Hưởng Khi Sự Cố Cáp Biển AAG - APG?
Có Ảnh Hưởng Khi Sự Cố Cáp Biển AAG – APG?

Các nhà mạng có khai thác dung lượng băng thông Internet trên tuyến cáp AAG đều cho biết đã triển khai ngay các biện pháp san tải nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến tốc độ truy cập của người dùng Việt Nam. Tin vui là, theo thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, cáp quang biển quốc tế AAG sẽ được nhà vận hành bắt đầu sửa từ ngày 28/5 và hoàn thành ngày 2/6.

Nguyên nhân Sự Cố Cáp Biển AAG – APG hôm 14/5 vừa qua là lỗi cáp trên nhánh S1H, đoạn kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong (Trung Quốc), với vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu 107,7 km.

Sự cố lần này cũng được đánh giá có mức độ ảnh hướng thấp hơn so với lần gián đoạn trước đó, do hiện nay Việt Nam đã không còn giãn cách xã hội, khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ và ứng dụng trực tuyến đã trở lại bình thường.

Mặc dù đang Sự Cố Cáp Biển AAG – APG nhưng người dùng dịch vụ Internet tại Việt Nam vẫn truy cập được các nội dung trong nước một cách bình thường, bởi lưu lượng đến các website trong nước được thực hiện thông qua hạ tầng cáp quang nội địa của các doanh nghiệp viễn thông.

Một số ISP cũng cho biết đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế tác động của Sự Cố Cáp Biển AAG – APG, chẳng hạn chuyển lưu lượng truy cập sang các tuyến cáp AAE1, APG, SJC, IA và các đường cáp quang trên đất liền kết nối đi quốc tế.

Sự Cố Cáp Biển AAG - APG - Hoàn Tất Sửa Chữa Vào Ngày 2/6
Sự Cố Cáp Biển AAG – APG – Hoàn Tất Sửa Chữa Vào Ngày 2/6

Các lần sự cố cáp biển AAG – APG trước đó, và nguyên nhân?

Trước đó, vào ngày 2/4, tuyến AAG cũng đã xảy ra sự cố trên nhánh S1 kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong khiến toàn bộ lưu lượng đường truyền đi qua hướng này bị mất. Sự cố này đã được khắc phục xong vào ngày 21/4.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến cáp AAG đã nhiều lần gặp sự cố, trục trặc phải bảo trì, sửa chữa, ngoài ra, hai tuyến cáp quang biển khác có sự tham gia khai thác của các nhà mạng Việt Nam là Liên Á IA và AAE-1 cũng đã gặp sự cố kéo dài từ cuối năm 2019 đến cuối tháng 1, đầu tháng 2-2020 mới được sửa chữa xong. Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, tuyến cáp này vẫn đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.

Tuyến cáp quang biển AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, có tổng chiều dài hơn 20.000Km đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Mỹ (Guam, Hawaii và California), dung lượng thiết kế đạt 2Tbps, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ qua nhiều định tuyến khác nhau.

Với yêu cầu phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế số Việt Nam, một hạ tầng mạng Internet tốc độ cao và ổn định là điều kiện tuyệt đối không thể thiếu. Chuyện cáp quang biển xảy ra sự cố là điều khách quan nhưng không thể cứ để nó diễn ra như một điệp khúc. Nền kinh tế số Việt Nam không thể “bung ra như lò xo nén” với một hệ thống mạng bị phụ thuộc vào các “mạch máu mong manh, dễ vỡ”!